Chuyển tới nội dung

OneStepVietnam tự hào là đơn vị tư vấn cho Làng du lịch Tân Hóa đoạt giải thưởng Làng du lịch tốt nhất của UNWTO

Thông qua quá trình thẩm định 260 hồ sơ đến từ 60 quốc gia, Làng Tân Hóa – Tỉnh Quảng Bình vinh dự là làng duy nhất của Việt Nam trong số tổng cộng 4 làng tham gia, đoạt giải thưởng danh giá Làng du lịch tốt nhất của UNWTO – Tổ chức du lịch thế giới trên tổng số 54 làng đạt giải trên toàn thế giới, dựa trên 17 tiêu chí phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc.

Một số hình ảnh của Làng Tân Hóa – Huyện Minh Hóa – Tỉnh Quảng Bình – Việt Nam

Ngày 19/10/2023, đại diện Làng Tân Hóa đã nhận giải thưởng Làng du lịch tốt nhất được tổ chức tại Samarkand, Uzbekistan.

Đại diện Làng Tân Hóa (Ông Trương Thanh Duẩn – Chủ tịch xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) và đại diện OneStepVietnam (Ông Nguyễn Văn Hạnh – Chuyên gia tư vấn).

Là đơn vị với 18 năm kinh nghiệm về tuân thủ và phát triển bền vững, OneStepVietnam là đơn vị đồng hành từ những ngày đầu tiên với Làng Tân Hóa trong quá trình xây dựng mô hình du lịch bền vững dựa trên tài nguyên thiên nhiên đặc sắc và tài nguyên văn hóa độc đáo của người dân Tân Hóa, nghiêm ngặt tuân thủ 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc và UNWTO.

Làng Tân Hóa đã đạt 12/17 mục tiêu phát triển bền vững như sau:

1. Sức khỏe và phúc lợi (Good Health and Well-being) – Mục tiêu số 3/17

Làng Tân Hóa luôn đặt những vấn đề về sức khỏe, an toàn, an ninh và phúc lợi lên hàng đầu với hệ thống chăm sóc sức khỏe công cộng và cộng đồng cho người dân mọi lứa tuổi trong làng và khách du lịch. Làng cùng với đối tác xây dựng mô hình ứng phó các sự cố thời tiết và thiên tai, đặc biệt là lũ lụt vì Làng Tân Hóa được mệnh danh là Rốn lũ của tỉnh Quảng Bình. Bên cạnh đó, làng đã biến khó khăn thành thuận lợi khi xây dựng thành công mô hình Làng du lịch thích ứng thời tiết.

2. Bảo tồn tài nguyên nước, đảm bảo nước sạch và vệ sinh (Clean Water and Sanitation) – Mục tiêu số 6/17

Làng Tân Hóa có tôn chỉ bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Làng cung cấp nước sạch đến tất cả các hộ dân, có hệ thống xử lý tự hoại trước khi thải ra môi trường. Làng và đối tác có các hệ thống xử lý nước sạch đảm vảo vệ sinh và khử khuẩn cho toàn thể người dân và du khách. Làng áp dụng mục tiêu 3R đối với chất thải: Reduce – reuse – recycle (giảm thiểu – tái sử dụng – tái chế) đặc biệt trong việc tận dụng thức ăn thừa dành cho chăn nuôi gia súc.

3. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế toàn diện, bền vững và liên tục (Decent Work and Economic Growth) – Mục tiêu số 8/17

Hoạt động du lịch tại Tân Hoá ngày càng phát triển và nhiều người dân địa phương được tham gia vào hoạt động du lịch, tính đến năm 2023, có 109 người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch cùng với đơn vị đối tác. Những người trước đây khai thác gỗ trái phép thì nay trở thành những người bảo vệ rừng một cách tự nguyện. Họ hiểu rằng việc bảo vệ các cánh rừng là cách họ bảo vệ việc làm của chính họ để nuôi sống gia đình. Việc làm đến từ ngành du lịch là các công việc mang tính liên tục và bền vững, góp phần nâng cao đời sống, thu nhập và bảo vệ, bảo tổn tài nguyên thiên nhiên quý giá của địa phương.

4. Xây dựng cơ sở hạ tầng toàn diện, thúc đẩy công nghiệp hóa (Industry, Innovation and Infrastructure) – Mục tiêu số 9/17

Làng Tân Hóa tích cực hợp tác với Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cũng như Cục Du lịch Việt Nam (VNAT) về các sáng kiến du lịch khác nhau. Ngôi làng nhận ra tầm quan trọng của sự hỗ trợ và hợp tác của chính phủ để tăng cường sự phát triển và bền vững của ngành du lịch. Làng tham gia vào các cuộc thảo luận chính sách và lập kế hoạch chung với các cơ quan chính phủ để điều chỉnh các chiến lược và sáng kiến du lịch của họ với các kế hoạch rộng lớn hơn của khu vực hoặc quốc gia. Sự hợp tác này đảm bảo rằng ngôi làng được hưởng lợi từ các nguồn lực, chuyên môn và cơ hội tài trợ của chính phủ, nâng cao hơn nữa các dịch vụ du lịch và sự phát triển tổng thể của ngôi làng như một điểm đến bền vững và hấp dẫn.

5. Giảm bất bình đẳng trong xã hội (Reduced Inequality) – Mục tiêu số 10/17

Làng Tân Hóa luôn khuyến khích, củng cố phát triển và đảm bảo bình đẳng giới trong cơ hội việc làm về lĩnh vực du lịch. Việc thúc đẩy bình đẳng trong giáo dục, con người, cuộc sống hàng ngày, việc làm và phát triển kinh tế là ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển bền vững của làng và địa phương. Hiện tại làng có 25/109 (23%) lao động nữ cung cấp dịch vụ du lịch tại làng với nhiều vị trí như chủ Homestay, phục vụ ăn tối nhà dân và nhiều vị trí khác nhau ở Tu Lan Lodge trong khi 77% lao động nam đang làm các công việc như porter, hướng dẫn viên, trợ lý an toàn cho các tour thám hiểm trong rừng.

6. Phát triển đô thị và nông thôn bền vững (Sustainable Cities and Communities) – Mục tiêu số 11/17

Làng Tân Hóa thực hiện một số chính sách, biện pháp và sáng kiến để đảm bảo tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường từ việc phát triển kinh tế xanh với ngành du lịch, nông nghiệp bền vững nhằm cung cấp các sản vật đến với du khách và phục vụ giao thương. Những nỗ lực xây dựng nông thôn bền vững với mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững của làng tạo cơ hội cho sinh kế bền vững và thúc đẩy ngành du lịch sôi động. Cam kết bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường của Làng Tân Hóa đảm bảo sự thịnh vượng lâu dài của cộng đồng trong khi bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên thiên nhiên.

7. Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững (Responsible Consumption and Production) – Mục tiêu số 12/17

Làng Tân Hóa với mục tiêu phát triển kinh tế xanh với mũi nhọn chính là ngành du lịch nhằm tạo nên mục tiêu phát triển kinh tế lâu dài và bền vững. Các hoạt động phục vụ du khách thúc đẩy chuỗi sản xuất và tiêu dung bền vững như vận hành các homestay cho khách du lịch, tổ chức các buổi nấu ăn và ăn uống tại nhà để du khách thưởng thức ẩm thực địa phương, buôn bán các sản vật địa phương cho du khách theo sáng kiến OCOP (One Commune, One Product), các sản phẩm địa phương bao gồm mật ong, muối cheo, bột nghệ, cá thính, các sản phẩm từ nông sản.

8. Ứng phó biến đổi khí hậu (Climate Action) – Mục tiêu số 13/17

Biến đổi khí hậu là một vấn đề nhức nhối trên toàn cầu không chỉ đơn lẻ với bất kì quốc gia nào. Làng sử dụng các chính sách, phương pháp như sau:
– Sử dụng các nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái chế và thân thiện với môi trường như các phương pháp về vườn, ao, chuồng. Ngoài ra, một phần hệ thống giao thông ở làng được sử dụng bằng năng lượng mặt trời.
– Áp dụng mục tiêu 3R đối với chất thải: Reduce – reuse – recycle (giảm thiểu – tái sử dụng – tái chế) đặc biệt trong việc tận dụng thức ăn thừa dành cho chăn nuôi gia súc.
– Thực hiện các kế hoạch trồng cây, tham gia vào các dịch vụ môi trường rừng.
Những biện pháp này nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thúc đẩy sự phát triển bền vững ở Làng Tân Hóa. Ngoài ra, việc chuyển đổi công việc về khai thác rừng sang kinh doanh du lịch đã góp phần không nhỏ vào sự bảo tồn tài nguyên rừng, gián tiếp thực hiện mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu.

9. Bảo tồn nguồn nước (Life Below Water) – Mục tiêu số 14/17

Người dân Làng Tân Hóa được khuyến khích tham gia vào sản xuất sạch, không gây hại đến môi trường nhằm góp phần vào củng cố và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên xung quanh vốn có của làng. Các chất thải tại các homestay đều có bể xử lý tự hoại đạt chuẩn quốc gia. Ngoài ra, doanh nghiệp du lịch trong làng có hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ nguồn nước mặt và nước ngầm. Ngoài ra, làng sử dụng nguồn nước mưa cho các hoạt động chăn nuôi và trồng ngọt của người Nguồn. Những nỗ lực này nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo tồn môi trường tự nhiên ở Làng Tân Hóa.

10. Bảo tồn, phát triển đa dạng sinh học, tài nguyên đất (Life on Land) – Mục tiêu số 15/17

Bảo tồn và phát triển các tài nguyên thiên nhiên tại làng là một điều không thể thiếu khi phát triển du lịch xanh. Bằng những phương pháp giảm thiểu các tác động và sử dụng của nguồn nước sạch, nước thải, chất thải rắn nói chung và nhựa dùng 1 lần, cùng với các hoạt động quản lý chất thải như: Hướng dẫn người dân về phân loại rác tại nguồn. Tận dụng thức ăn thừa trong việc chăn nuôi gia súc. Sử dụng các loại phân bón, biogas thân thiện với môi trường thay vì phân hóa học. Liên kết với đơn vị chức năng thu gom và xử lý. Những biện pháp này nhằm kiểm soát và giảm thiểu tác động môi trường của việc tiêu thụ nước, xử lý chất thải và quản lý chất thải rắn đến tài nguyên đất của Làng Tân Hóa cũng như phát triển đa dạng sinh học thông qua các hoạt động bảo vệ và bảo tồn tài nguyên nhiên nhiên, nâng cao các hoạt động sản xuất nông nghiệp xanh đa dạng và bền vững.

11. Thúc đẩy xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người thông qua các thể chế hiệu quả và sự tham gia của các cấp chính quyền (Peace, Justice and Strong Institutions) – Mục tiêu số 16/17

Phát triển xã hội hòa bình, dân chủ, công bằng, bình đẳng, văn minh, bền vững tại Làng Tân Hóa không đơn giản chỉ là về bản thân làng mà còn là sự phối hợp với các cấp, các ngành, chính quyền địa phương thông qua mục tiêu chung của quốc gia và địa phương. Làng cũng như các cấp chính quyền có sự bình đẳng và chủ động trong việc phát triển xã hội bền vững, văn minh, tuân thủ pháp luật, nâng cao các mục tiêu phát triển và bình đẳng giới trong đời sống, việc làm, giáo dục… Làng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa phương trong việc phát triển du lịch xanh và bền vững, tạo nền tảng phát triển kinh tế, xã hội và môi trường một cách bền vững, bình đẳng, hài hòa và tuân thủ pháp luật.

12. Thúc đẩy sự hợp tác cho các mục tiêu phát triển bền vững (Partnerships for the Goals) – Mục tiêu số 17/17

Làng Tân Hóa có một cơ chế chuyên dụng để phát triển và quản lý du lịch. Nó tuân theo mô hình hợp tác công tư, trong đó cả khu vực công và các tổ chức tư nhân hợp tác để thúc đẩy tăng trưởng du lịch và quản lý các hoạt động của nó một cách hiệu quả. Làng thành lập Ban quản lý du lịch bao gồm đại diện từ chính quyền địa phương, lãnh đạo cộng đồng, các doanh nghiệp liên quan đến du lịch và các bên liên quan. Ban này phục vụ như một nền tảng để ra quyết định, điều phối và lập kế hoạch chiến lược để đảm bảo sự phát triển bền vững của du lịch trong làng. Thông qua cấu trúc hợp tác này, làng tận dụng chuyên môn, nguồn lực và hiểu biết sâu sắc từ cả khu vực công và tư nhân để thực hiện các chính sách, sáng kiến và dự án hỗ trợ phát triển du lịch, nâng cao trải nghiệm của du khách và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương. Cơ cấu chuyên dụng này thúc đẩy quản trị hiệu quả, sự tham gia của các bên liên quan và trách nhiệm giải trình trong việc quản lý các mục tiêu phát triển bền vững ở Làng Tân Hóa.

Tham khảo:

Website Làng Tân Hóa: https://tanhoavillage.com/

Bài viết chi tiết về Làng Tân Hóa trên Oxalis Adventure: https://oxalisadventure.com/vi/tu-vung-ron-lu-tro-thanh-lang-du-lich-tot-nhat-the-gioi/

Làng Tân Hóa đoạt giải vào năm 2023 trên trang UNWTO: https://www.unwto.org/tourism-villages/en/villages/tan-hoa/

Dịch vụ tư vấn du lịch của OneStep: https://onestepvietnam.com/vi/tu-van-du-lich/

Bản quyền hình ảnh: OneStep and Oxalis Adventure